Bài Tập Môn Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ - Đại Học Công Nghệ Thông Tin
<tên tài liệu> + tailieu.topthithu
Chuyên mục: Cơ Sở Dữ Liệu
Tác giả: Phan Nguyễn Thụy An
Người đăng: Top Thi Thử Admin
Ngày cập nhật: 25/01/2023
Lượt xem: 161
Đây là tài liệu bài tập môn cơ sở dữ liệu quan hệ của tác giả Phan Nguyễn Thụy An - Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu gồm 2 bài tập lớn và hơn 150 câu hỏi nhỏ như sau:
Bài tập 1
Cơ sở dữ liệu quản lý bán hàng gồm có các quan hệ sau:
KHACHHANG (MAKH, HOTEN, DCHI, SODT, NGSINH, DOANHSO, NGDK)
Tân từ: Quan hệ khách hàng sẽ lưu trữ thông tin của khách hàng thành viên gồm có các thuộc tính: mã khách hàng, họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ngày sinh, ngày đăng ký và doanh số (tổng trị giá các hóa đơn của khách hàng thành viên này).
NHANVIEN (MANV,HOTEN, NGVL, SODT)
Tân từ: Mỗi nhân viên bán hàng cần ghi nhận họ tên, ngày vào làm, điện thọai liên lạc, mỗi nhân viên phân biệt với nhau bằng mã nhân viên.
SANPHAM (MASP, TENSP, DVT, NUOCSX, GIA)
Tân từ: Mỗi sản phẩm có một mã số, một tên gọi, đơn vị tính, nước sản xuất và một giá bán.
HOADON (SOHD, NGHD, MAKH, MANV, TRIGIA)
Tân từ: Khi mua hàng, mỗi khách hàng sẽ nhận một hóa đơn tính tiền, trong đó sẽ có số hóa đơn,
ngày mua, nhân viên nào bán hàng, trị giá của hóa đơn là bao nhiêu và mã số của khách hàng nếu là
khách hàng thành viên.
CTHD (SOHD, MASP, SL)
Tân từ: Diễn giải chi tiết trong mỗi hóa đơn gồm có những sản phẩm gì với số lượng là bao nhiêu.
(sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các bảng)
I. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language):
1. Tạo các quan hệ và khai báo các khóa chính, khóa ngoại của quan hệ.
2. Thêm vào thuộc tính GHICHU có kiểu dữ liệu varchar(20) cho quan hệ SANPHAM.
3. Thêm vào thuộc tính LOAIKH có kiểu dữ liệu là tinyint cho quan hệ KHACHHANG.
4. Sửa kiểu dữ liệu của thuộc tính GHICHU trong quan hệ SANPHAM thành varchar(100).
5. Xóa thuộc tính GHICHU trong quan hệ SANPHAM.
6. Làm thế nào để thuộc tính LOAIKH trong quan hệ KHACHHANG có thể lưu các giá trị là: “Vang lai”, “Thuong xuyen”, “Vip”, ...
7. Đơn vị tính của sản phẩm chỉ có thể là (“cay”,”hop”,”cai”,”quyen”,”chuc”)
8. Giá bán của sản phẩm từ 500 đồng trở lên.
9. Mỗi lần mua hàng, khách hàng phải mua ít nhất 1 sản phẩm.
10. Ngày khách hàng đăng ký là khách hàng thành viên phải lớn hơn ngày sinh của người đó.
11. Ngày mua hàng (NGHD) của một khách hàng thành viên sẽ lớn hơn hoặc bằng ngày khách hàng đó
đăng ký thành viên (NGDK).
12. Ngày bán hàng (NGHD) của một nhân viên phải lớn hơn hoặc bằng ngày nhân viên đó vào làm.
13. Mỗi một hóa đơn phải có ít nhất một chi tiết hóa đơn.
14. Trị giá của một hóa đơn là tổng thành tiền (số lượng*đơn giá) của các chi tiết thuộc hóa đơn đó.
15. Doanh số của một khách hàng là tổng trị giá các hóa đơn mà khách hàng thành viên đó đã mua.
II. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language):
1. Nhập dữ liệu cho các quan hệ trên.
2. Tạo quan hệ SANPHAM1 chứa toàn bộ dữ liệu của quan hệ SANPHAM. Tạo quan hệ
KHACHHANG1 chứa toàn bộ dữ liệu của quan hệ KHACHHANG.
3. Cập nhật giá tăng 5% đối với những sản phẩm do “Thai Lan” sản xuất (cho quan hệ SANPHAM1)
4. Cập nhật giá giảm 5% đối với những sản phẩm do “Trung Quoc” sản xuất có giá từ 10.000 trở xuống (cho quan hệ SANPHAM1).
5. Cập nhật giá trị LOAIKH là “Vip” đối với những khách hàng đăng ký thành viên trước ngày 1/1/2007 có doanh số từ 10.000.000 trở lên hoặc khách hàng đăng ký thành viên từ 1/1/2007 trở về sau có doanh số từ 2.000.000 trở lên (cho quan hệ KHACHHANG1).
Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn sinh viên có thể học tập cũng như ôn luyện tốt môn học quan trọng này.
Thảo Luận