Logo

Top Thi Thử

Tài Liệu Miễn Phí

Khám Phá

Tài Liệu Ôn Thi Đại Học

Đề Thi Thử Đại Học

Tài Liệu Đại Học

Tài Liệu Ngoại Ngữ

Tài Liệu Trả Phí

Tất Cả Chuyên Mục

Liên Kết Khác

Logo

Top Thi Thử

Tài Liệu Miễn Phí

Tài Liệu Và Source Code Môn Thực Hành Lập Trình Hướng Đối Tượng - Đại Học Công Nghệ Thông Tin

tai lieu th lap trinh huong doi tuong.png

Chuyên mục: Lập Trình Hướng Đối Tượng

Tác giả: Quan Dang Hoang

  • Người đăng: Top Thi Thử Admin

  • Ngày cập nhật: 25/01/2023

  • Lượt xem: 295

Đây là tài liệu và source code (mã nguồn) môn thực hành lập trình hướng đối tượng của trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin TP. Hồ Chí Minh. Tài liệu bao gồm 5 bài tập thực hành với nội dung như sau:

Lab 01 - Ôn tập và giới thiệu ngôn ngữ lập trình C++

  1. Viết chương trình nhập vào một phân số, rút gọn phân số và xuất kết quả.
  2. Viết chương trình nhập vào hai phân số, tìm phân số lớn nhất và xuất kết quả.
  3. Viết chương trình nhập vào hai phân số. Tính tổng, hiệu, tích, thương giữa chúng và xuất kết quả.
  4. Viết chương trình nhập vào một ngày. Tìm ngày kế tiếp và xuất kết quả.
  5. Viết chương trình nhập họ tên, điểm toán, điểm văn của một học sinh. Tính điểm trung bình và xuất kết quả.

Lab 02 - Cơ bản về hướng đối tượng

  1. Thiết lập lớp PhanSo để biểu diễn khái niệm phân số với hai thành phần dữ liệu tử số, mẫu số và các hàm thành phần cộng, trừ, nhân, chia hai phân số, các hàm thành phần xuất, nhập, định giá trị cho phân số. Viết chương trình cho phép nhập vào hai phân số, in ra kết quả các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hai phân số kể trên.

  2. Xây dựng lớp biểu diễn khái niệm số phức với hai thành phần dữ liệu thực, ảo và các hàm thành phần xuất, nhập, định giá trị cho số phức, cộng, trừ, nhân, chia hai số phức. Viết chương trình cho phép nhập vào hai số phức, in ra kết quả các phép toán cộng, trừ, nhân, chia hai số phức kể trên.

  3. Xây dựng lớp Candidate (Thí sinh) gồm các thuộc tính: mã, tên, ngày tháng năm sinh, điểm thi Toán, Văn, Anh và các phương thức cần thiết. Xây dựng lớp TestCandidate để kiểm tra lớp trên:

    • Nhập vào n thí sinh (n do người dùng nhập)
    • In ra thông tin về các thí sinh có tổng điểm lớn hơn 15

Lab 03 - Cơ bản về hướng đối tượng (tiếp theo)

  1. Thiết lập lớp biểu diễn khái niệm điểm trong mặt phẳng với hai thành phần dữ liệu hoành độ và tung độ. Viết các phương thức thiết lập, các hàm thành phần cho phép thay đổi nội dung của điểm, lấy hoành độ, tung độ, tịnh tiến, nhập, xuất một điểm, hàm vẽ điểm trong chế độ đồ họa.
  2. Viết định nghĩa lớp TamGiac để biểu diễn khái niệm tam giác trong mặt phẳng với các phương thức thiết lập, huỷ bỏ (nếu có). Các hàm thành phần nhập, xuất, tịnh tiến, quay, phóng to, thu nhỏ và vẽ tam giác.
  3. Viết định nghĩa lớp DaGiac để biểu diễn khái niệm đa giác trong mặt phẳng với các hàm thành phần tương tự như lớp TamGiac.
  4. Viết định nghĩa lớp biểu diễn khái niệm thời gian với các thành phần dữ liệu giờ, phút, giây với các thao tác thích hợp.
  5. Viết định nghĩa lớp Stack để biểu diễn khái niệm một Stack các số nguyên với thao tác tương ứng.
  6. Viết chương trình phân tích một số thành thừa số nguyên tố rồi in ra theo thứ tự ngược sử dụng Stack ở câu trên.
  7. Viết chương trình đổi một số sang hệ thập lục phân, hệ bát phân, hệ nhị phân sử dụng Stack ở câu trên.
  8. Viết định nghĩa lớp Queue để biểu diễn khái niệm hàng đợi các số nguyên với thao tác tương ứng.
  9. Xây dựng chương trình cho phép thực hiện các thao tác trên đa thức.
    • Nhập đa thức.
    • Xuất đa thức.
    • So sánh đa thức.
    • Cộng đa thức.
    • Trừ đa thức.

Lab 04 - Luyện tập

  1. Giả sử Công ty có hai loại nhân viên: Nhân viên văn phòng và Nhân viên sản xuất. Viết chương trình quản lý và tính lương cho từng nhân viên của công ty. Mỗi nhân viên cần quản lý các thông tin sau: Họ tên, ngày sinh, lương. Công ty cần tính lương cho nhân viên như sau:
    • Đối với nhân viên sản xuất: Lương=lương căn bản + số sản phẩm x 5.000
    • Đối nhân viên văn phòng: Lương = số ngày làm việc x 100.000
  2. Xây dựng các loại đối tượng sinh viên, học sinh, công nhân, nghệ sĩ, ca sĩ. Viết chương trình cho phép nhập vào một trong các loại đối tượng kể trên. In thông tin đối tượng đó.
  3. Tạo một danh sách các đối tượng, mỗi đối tượng thuộc một trong các loại: sinh viên, học sinh, công nhân, nghệ sĩ, ca sĩ. Viết chương trình cho phép nhập danh sách kể trên, in thông tin của từng đối tượng trong danh sách.
  4. Cho các cặp lớp đối tượng sau:
    • Hình vuông và hình chữ nhật.
    • Đa giác và điểm.
    • Giám đốc và nhân viên.
    • Hình ellipse và hình tròn.
    • Máy bay và động cơ máy.
    • Câu và từ.
    • Hàng hóa và mỹ phẩm.
    • Cây trồng và cây lúa.
    • Thư viện và sách.
    • Phim ảnh và phim hoạt hình.

Lab 05 - Đa hình

  1. Xây dựng các loại đối tượng sách, sách giáo khoa, tiểu thuyết, tạp chí. Viết chương trình cho phép quản lý một danh sách các loại đối tượng kể trên.
  2. Xây dựng lớp DaGiac thể hiện khái niệm đa giác với các thao tác cần thiết (vẽ, quay, tịnh tiến, phóng to thu nhỏ). Dùng kế thừa xây dựng các lớp tứ giác, ngũ giác.
  3. Viết chương trình cho phép nhập vào một tam giác hoặc tứ giác. Vẽ và thực hiện các thao tác tịnh tiến, quay, phóng to thu nhỏ hình đã nhập.
  4. Thêm vào bài 3 các hình hình bình hành, hình chữ nhật và hình vuông. Định nghĩa lại các thao tác ở lớp con nếu cần.
  5. Viết chương trình cho phép nhập vào một trong các hình kể trên, vẽ và thực hiện các thao tác áp dụng được với hình đã nhập.
  6. Áp dụng liên kết động để làm lại bài tập tuần 7 (bài nông trại). Hãy so sánh giữa 2 cách làm (không dùng liên kết động và có dùng liên kết động) và rút ra ưu điểm của cách dùng liên kết động.

Lab 06 - Đa năng hóa toán tử và hàm

  1. Làm lại bài số phức với một phương thức thiết lập duy nhất cho phép quan điểm một số thực như một số phức đặc biệt (phần ảo bằng 0). Định nghĩa các phép toán +, -, *, /, = =, !=, ! trên số phức. Định nghĩa phép toán << và >> để xuất và nhập dữ liệu vào số phức.
  2. Làm lại bài phân số với các phương thức thiết lập cho phép sử dụng một số nguyên như một phân số đặc biệt (mẫu số bằng 1). Định nghĩa các phép toán +, -, *, /, = =, !=, ! trên phân số. Định nghĩa phép toán << và >> để xuất và nhập dữ liệu vào phân số.
  3. Hãy định nghĩa lớp CString biểu diễn khái niệm chuỗi ký tự với các phương thức thiết lập, huỷ bỏ, các hàm thành phần và các phép toán cần thiết (+, gán, so sánh hai chuỗi).

Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các bạn sinh viên nhanh chóng nắm bắt cũng như học tập tốt môn học quan trọng này.

Thảo Luận

Top Tài Liệu

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...

Hoạt Động Gần Đây

Loading...
Loading...
Loading...
Loading...